Bạn đã hiểu gì về phanh ABS? Phanh ABS có tác dụng gì? Cấu tạo và nguyên lí làm việc ra sao? Cùng tham khảo bài viết này để biết thông tin chi tiết các bạn nhé:
Giải đáp Phanh ABS là gì?
Trang bị phanh ABS thường được sử dụng trên các ô tô. Mục đích của phanh này là chống hiện tượng bó cứng của phanh xe. Nên đối với các dòng xe được trang bị phanh ABS đi rất an toàn.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của phanh ABS
Phanh bó cứng ABS trên ô tô có cấu tạo như sau:
- Bộ phận cảm biến tốc độ: Đây là loại cảm biến tốc độ giúp xe nhận biết được tốc độ và chức năng truyền tín hiệu cho bộ xử lý ECU
- Bộ phận cảm biến giảm tốc: Chức năng là giảm tốc độ của bánh xe. Từ đấy có thể điều chỉnh áp suất dầu một cách hợp lý
- Bộ phận chấp hành phanh ABS: Chức năng cung cấp áp suất dầu tối ưu đến các xi lanh phanh bánh nhằm chống bó cứng phanh. Cấu tạo gồm có van điện tử, bình tích áp, motor điện và bơm dầu.
- Bộ phận điều khiển ABS: Đây là trung tâm điều khiển các hệ thống phanh. Từ đó tính toán và ra lệnh cho bộ chấp hành phanh ABS cung cấp áp suất dầu để tránh tình trạng bó cứng phanh.
>> Tìm hiểu ngay: Giải đáp thắc mắc: Winner x là xe số hay tay ga
Phanh Abs có tác dụng gì?
Công dụng chủ yếu của phanh ABS là giảm bó cứng phanh xe. Giúp xe an toàn khi phanh gấp. Giúp ngăn cách ngăn chặn bánh xe bị khóa, ABS giúp giảm mài mòn không đều và quá mức trên lốp và các bộ phận phanh.
Tác dụng đối với lốp là: Bằng cách ngăn chặn bánh xe bị khóa. Phanh ABS giúp giảm mài mòn không đều và quá mức trên lốp và các bộ phận phanh.
Hướng dẫn sử dụng phanh ABS
Bước đầu khi phanh ABS được kích hoạt. Hệ thống phanh ABS sẽ có cảm biến tốc độ dưới bánh xe. Chính do cảm biến này mà hệ thống ABS sẽ tự kích hoạt khi người lái xe đạp phanh.
Tiếp đến sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động phanh ABS thông qua đèn báo. Người lái có thể kiểm tra được các hoạt động của tình trạng. Cùng với hoạt động của hệ thống phanh ABS ô tô thông qua đèn báo phanh ABS ở bảng đồng hồ sau vô lăng.
Đèn báo ABS của xe thông thường sẽ bật sáng khi khởi động xe và tắt sau khi sau khi xe chạy một lúc. Nếu như đèn tiếp tục báo sáng hoặc nhấp nháy một cách liên tục thì có nghĩa xe đang bị lỗi phanh ABS. Lúc này hệ thống phanh của xe vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên hệ thống phanh ABS sẽ bị vô hiệu hóa. Chính vì vậy nếu xe bạn gặp vấn đề đó hãy mang xe đến trung tâm ngay.
Không cần phải nhấn thả phanh nhiều lần mỗi khi phanh gấp. Thật vậy, đối với những loại phanh không có ABS thường sẽ phải nhấn thả nhiều lần. Tuy nhiên đối với phanh có ABS hệ thống sẽ tự động điều chỉnh phanh không bó bị cứng khi xe phanh gấp.
Người lái có cảm giác rung rung khi phanh: Bởi hệ thống phanh ABS nó sẽ dừng rồi lăn bánh liên tục nên mới có cảm giác đấy.
Cách vệ sinh phanh ABS chuẩn nhất
Bước 1: Tháo bánh và xác định vị trí cảm biến
Dùng kích nâng xe lên sau đặt đội kê vào. Sau đó sẽ tháo bánh và tìm vị trí cảm biến xe.
Bước 2: Tiến hành tháo cảm biến
Trước khi tháo cảm biến các bạn cần phải tháo bu lông chân cảm biến. Mở cảm biến bạn chỉ cần tháo 3 bu lông ra là đủ. Lưu ý bạn nên sử dụng loại vít dẹp nhỏ để tách chân cảm biến. Không được kéo dây cảm biến vì nó có thể làm hỏng cảm biến.
Bước 3: Vệ sinh
Sau khi tháo xong bạn hãy dùng khăn sạch để vệ sinh cảm biến. Chú ý không dùng nước tẩy rửa để vệ sinh cảm biến vì nó sẽ làm hỏng ABS nhanh hơn.
Bước 4: Lắp cảm biến về ban đầu
Sau khi vệ sinh cảm biến xong và bạn thấy không thấy có vấn đề gì. Các bạn hãy lắp nó lại vị trí cũ.
Bài viết này chúng tôi đã giải đáp cho các bạn về vấn đề “Phanh ABS có tác dụng gì”. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc.