Chắc có lẽ tình trạng nước ối bị nhiều là hiện tượng không còn lạ lẫm gì với cách mẹ bầu. Vậy nó có đặc điểm và biểu hiện ra sao? Có cách làm giảm nước ối nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu thông tin bài viết sau đây để biết chi tiết các bạn nhé:
Giải đáp: Hiện tượng dư ối là gì?
Dư ối là hiện tượng lượng nước ối nhiều hơn bình thường gấp 2 hoặc gấp 3 lần. Đây là hiện tượng khá hiếm. Chỉ xảy ra trong 1%. Nó khó phát hiện nếu dư nặng sẽ ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi.
Dưới đây là chỉ số nước ối bình thường:
- Đối với thai từ 6 – 32 tuần tuổi lượng nước ối bình thường sẽ là 250 – 600ml.
- Đối với thai tuần thứ 34 là 800ml và đối với thay tuần thứ 36 sẽ lên tới 1000ml.
- Đối với trường hợp trước sinh lượng nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng 600 – 800ml.
Nguyên nhân dẫn đến dư ối
Có thể các mẹ chưa biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mẹ bầu bị dư nước ối. Tuy nhiên các nguyên nhân là những nguyên nhân hay gặp nhất là:
Đối với trường hợp các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ: Theo thống kê thì có khoảng 10% các mẹ bầu bị dư nước ối do các mẹ không tầm soát được lượng đường nạp vào cơ thể.
Đối với các phụ nữ mang thai đôi hoặc mang đa thai: Đây là trường hợp các mẹ bầu có nguy cơ rất cao bị dư nước ối do sự trao đổi chất giữa các bào thai bị mất cân bằng.
Trường hợp thai bị dị tật bẩm sinh hoặc bị các bất thường từ trong bụng mẹ: Thời điểm này thai nhi sẽ ngừng nuốt nước ối trong khi thận của trẻ vẫn tiếp tục hoạt động tạo ra nước tiểu vì thế nó mới gây ra hiện tượng dư thừa nước ối.
Hoặc có thể các mẹ bầu bị thiếu máu, nhiễm trùng hoặc bất đồng giữa nhóm máu mẹ con,…
Biểu hiện của hiện tượng dư ối
Hiện tượng dư ối, hay còn gọi là đa ối (polyhydramnios), là tình trạng có quá nhiều nước ối trong túi ối bao quanh thai nhi. Đây là một vấn đề cần được theo dõi cẩn thận vì nó có thể liên quan đến một số rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là các biểu hiện chính của hiện tượng dư ối:
1. Kích thước bụng lớn hơn so với tuổi thai
Bụng của người mẹ có thể to hơn bình thường so với tuần thai kỳ. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất và có thể làm cho người mẹ cảm thấy không thoải mái, căng tức bụng.
2. Cảm giác khó chịu và căng tức bụng
Người mẹ có thể cảm thấy bụng căng tức, đau hoặc khó chịu do lượng nước ối tăng lên. Cảm giác căng tức này thường xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ so với bình thường.
3. Khó thở
Do bụng quá lớn, người mẹ có thể cảm thấy khó thở hoặc thở dốc, đặc biệt là khi nằm xuống hoặc khi cố gắng thực hiện các hoạt động thể chất.
4. Phù nề
Dư ối có thể gây ra phù nề ở chân, mắt cá chân và thậm chí là tay do tăng áp lực lên các mạch máu.
5. Chuyển động thai nhi khó cảm nhận
Nước ối quá nhiều có thể làm giảm cảm giác về chuyển động của thai nhi, làm cho người mẹ khó cảm nhận được các cử động của em bé.
6. Sinh non
Dư ối có thể làm tăng nguy cơ sinh non, do áp lực quá lớn lên tử cung có thể kích thích các cơn co thắt tử cung sớm.
7. Tử cung căng và nhạy cảm
Tử cung có thể trở nên căng và nhạy cảm hơn bình thường, làm tăng nguy cơ co thắt hoặc các vấn đề khác liên quan đến sinh nở.
8. Đau lưng và đau vùng hạ vị
Sự căng thẳng lên các cơ và xương do bụng lớn hơn có thể dẫn đến đau lưng và đau vùng hạ vị.
Cách làm giảm nước ối hiệu nhất
Dưới đây là các cách giảm nước ối khá hiệu quả. Các bạn đọc có thể theo dõi ngay sau đây:
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:
Thật vậy để lượng nước ối được cân bằng thì các bạn cần phải xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Kiểm soát lượng đường, tinh bột vào trong cơ thể
Một trong những nguyên nhân mẹ bầu bị dư ối đó là các mẹ bầu bị tiểu đường thai kì sẽ bị dư thừa ối cao hơn bình thường. Vì vậy các mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát lượng đường và tinh bột vào cơ thể.
Cần phải ăn uống ngủ nghỉ theo chế độ và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Các mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ và theo chỉ định của Bác Sĩ. Từ đó sẽ phát hiện sớm. Tùy theo tình trạng mà bác sĩ có hướng xử lý khác nhau.
Vậy là bài viết này chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về “các cách làm giảm nước ối hiệu quả”. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc.